Nhìn lại xu hướng kiến trúc năm 2020: Cái nào nên phát huy, điều gì cần xem xét loại bỏ? - Tluxuryhome

Nhìn lại xu hướng kiến trúc năm 2020: Cái nào nên phát huy, điều gì cần xem xét loại bỏ?

Không nằm ngoài sự tác động to lớn của đại dịch, năm 2020 ngành kiến trúc cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với bối cảnh chung của thế giới. Dù được tăng tốc hay cần phải xem xét lại, hãy cùng điểm qua những xu hướng kiến trúc vào năm 2020 vừa qua.

Nhìn lại năm 2020, cuộc khủng hoảng về dịch bệnh Covid-19 đã phần nào khiến thói quen sử dụng không gian sống của chúng ta có nhiều thay đổi. Hơn nữa cuộc khủng hoảng bệnh dịch lớn này còn đặt ra nhiều suy đoán về cách sống mới của tất cả mọi người về sau, khi đại dịch đã qua đi. Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại những vấn đề về cách mà đại dịch đã thúc đẩy một số xu hướng kiến trúc, và nó đã, đang được triển khai như thế nào trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi lớn.

Không chỉ các lĩnh vực đời sống – xã hội, năm vừa qua cũng được xem là một dấu mốc của ngành kiến trúc với những tác động đáng kể về cách chúng ta tiếp cận phương thức thiết kế không gian trong bối cảnh bệnh dịch hoành hành.

Theo đó, năm 2020, ngành kiến trúc đã tái lập thành công các dự án công trình hỗn hợp, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về thiết kế văn phòng mở vốn đã bị chỉ trích từ trước. Ngoài ra, các cuộc tranh luận xung quanh việc “liệu đại dịch có giết chết nhu cầu căn hộ siêu nhỏ hay không?” cũng được tranh luận sôi nổi trong cộng đồng. Mặt khác, cuộc khủng hoảng về sức khỏe cũng đã khẳng định một số chiến lược và tạo ra những con đường mới cho ngành kiến trúc trong những năm tới.

1.   Khả năng thích ứng linh hoạt

Khả năng thích ứng linh hoạt trong kiến trúc từ lâu đã trở nên rất quan trọng. Điều đó thể hiện qua việc ngay cả các chuyên gia kiến trúc cũng phải công nhận rằng, sẽ rất khó khăn cho việc thiết kế các công trình xây dựng có thời gian kéo dài trên cả thập kỷ nhưng lại thay đổi và rút ngắn trong khoảng một vài năm.

Trải nghiệm năm 2020 đầy biến động một lần nữa đã tái hiện tầm quan trọng của thiết kế linh hoạt, có thể đáp ứng những tình huống khó lường trước trong kiến trúc xây dựng.
Theo KTS Elizabeth Diller từ studio thiết kế Diller Scofidio + Renfro (New York, Hoa Kỳ) đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Khái niệm về tính linh hoạt mà chúng tôi luôn hướng đến không chỉ là ảnh hưởng từ đại dịch mà nó là sự thay đổi tốc độ phát triển từ mọi mặt của xã hội”. Elizabeth nhấn mạnh thêm rằng: “Khả năng thích ứng với sự thay đổi của kinh tế, môi trường, chính trị là rất quan trọng để ngành kiến trúc trở nên cốt yếu, sôi động và kết nối với những gì đang diễn ra”.

2.   Sự gia tăng của các công trình xây dựng phức hợp

Nhiều nhà phát triển đã lựa chọn ưu tiên các kế hoạch xây dựng công trình phức hợp ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhằm tạo ra các “khu tự trị” ngay trong đô thị hiện đại. Tuy nhiên, với tính hình bối cảnh hiện tại, dường như kế hoạch đó đang càng trở nên cấp thiết.

Stephen Coulston – người đứng đầu công ty thiết kế toàn cầu Perkins and Will và cũng là người dự đoán sự gia tăng mạnh mẽ của các công trình phức hợp cho biết: “Trên thực tế, chúng tôi thấy tính năng này phù hợp với những gì chúng tôi đã lên kế hoạch từ trước khi đại dịch đến và bây giờ chúng tôi bắt đầu có một nghiên cứu nghiêm túc trong thực tế để chứng minh giá trị của nó”.

Vicente Guallart – người sáng lập Guallart Architects, cũng có đề xuất xây dựng một cộng đồng tự cung tự cấp ở Trung Quốc. Điều đó không chỉ chứng minh sự phát triển của xu hướng này mà còn khẳng định thêm hướng đi mới cho các xu hướng kiến trúc sau đại dịch.
Các công trình kiến trúc 2020 xác định một kiểu đô thị mới, lấy trải nghiệm đại dịch, với một kế hoạch xây dựng rất đa dạng, bao gồm các hệ thống sản xuất năng lượng và thực phẩm, biến sự phát triển thành một môi trường gần như tự cung tự cấp. Vicente Guallart nói: “Chúng tôi không thể tiếp tục thiết kế các thành phố và tòa nhà như chưa có chuyện gì xảy ra”. Và Vicente cũng giải thích rằng việc phát triển dự án trong thời gian đóng cửa, tự cách ly xã hội đã thúc đẩy ý tưởng cho nhóm của họ, đó là “bao gồm tất cả những khía cạnh có thể làm cho cuộc sống của chúng tôi tốt hơn để trở thành một tiêu chuẩn mới có thể được xác định”.

3.   Vùng lân cận 15 phút

Điều này là một phần của kế hoạch phát triển đô thị bền vững. Cụ thể ý tưởng của nó là tất cả các tiện nghi cần thiết phục vụ cho đời sống sinh hoạt được bố trí trong khoảng khu vực chỉ cần di chuyển trong 15 phút, có thể là một chuyến đi bộ ngắn, đi xe đạp hoặc phương tiện công cộng. Hay ngay trong chiến lược phân cấp nền kinh tế địa phương, mỗi khu vực sẽ có tất cả các khía cạnh của cuộc sống đô thị, từ không gian làm việc, kinh doanh đến giải trí, khu vực cây xanh và nhà ở.

 

Thực tế, ý tưởng này đã có từ những năm 1900 và được quay trở lại vào năm 2019, khi Thị trưởng Paris – Anne Hidalgo trở thành người ủng hộ chiến lược thành phố 15 phút này. Và giờ đây, trong tình hình mới với nhiều tác động thay đổi, một số thành phố trên khắp thế giới đã đưa ý tưởng này vào chiến lược phục hồi sau đại dịch của họ.

4.   Tiêu chí không gian mới cho nhà ở

Đối với kiến trúc, có thể sự xuất hiện của đại dịch cũng kéo theo sự thay đổi giá trị liên quan đến nhà ở,  mà đặc biệt là ở các thành phố tập trung đông dân cư, nơi việc đóng cửa và làm việc kéo dài trong nhà đã chứng tỏ những điều bất cập của nhiều ngôi nhà. Mặt khác, áp lực nhân khẩu và tình trạng thiếu nhà ở tại các thành phố lớn chắc chắn sẽ không biến mất sau đại dịch.

Tuy nhiên, chúng ta đã trải qua một năm đầy khó khăn do ảnh hưởng của bệnh dịch, điều đó chắc chắn sẽ thúc đẩy người dân và chủ đầu tư ưu tiên phát triển không gian ngoài trời, đồng thời xác định một tiêu chuẩn sống mới cho những phát triển trong tương lai. Nhìn xa hơn, ở tương lai, khi đại dịch đã lùi lại trong quá khứ, có khả năng thiết kế nhà ở và bố trí căn hộ sẽ trở nên linh hoạt hơn và cho phép phân tách các chức năng khác nhau.

Hiện một số dự án về thiết kế không gian mới cho nhà ở sau đại dịch đang được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các khu vực ngoài trời đa dạng và nhiều không gian hơn để làm việc tại nhà.

5.   Thiết kế văn phòng làm việc có sự giám sát

Từ trước khi đại dịch xuất hiện, mô hình văn phòng làm việc mở đã bộc lộ những khuyết điểm và điều đó cũng đã được các KTS thay đổi ngay sau đó. Cụ thể, các nghiên cứu cho thấy các thiết kế không gian văn phòng mở rộng có những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và năng suất của người lao động.

Trong suốt năm 2020, mô hình văn phòng làm việc mới đã được chấp nhận rộng rãi và đem lại tính linh hoạt, hiệu quả cho công việc. Đó là việc phân chia công việc luân phiên thành làm việc tại văn phòng và ở nhà có sự giám sát.
Mặt khác, theo các cuộc khảo sát cho thấy, 40% mọi người lao động muốn làm việc tại nhà sau khi đại dịch lắng xuống. Do đó, việc xác định lại không gian văn phòng là điều cần thiết. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cần có thiết kế không gian văn phòng để cùng chia sẻ, sử dụng nó như một trung tâm cộng tác với phần lớn nhiệm vụ được thực hiện từ xa và có sự giám sát.

6.   Kỷ nguyên mới cho bảo tàng

Năm nay, các thiết chế văn hóa đã bị thu phí vì vậy các bảo tàng sẽ hoãn những dự án mở rộng và xem xét lại không gian hiện có. Bên cạnh đó, đại dịch cũng có phần thúc đẩy ban tổ chức suy nghĩ sâu sắc hơn về thiết kế không gian cho bảo tàng, nó phải đảm bảo các tiêu chí nhất định như: nhiều điểm truy cập để ngăn xếp hàng dài, nhiều tuyến đường qua bảo tàng, không gian trưng bày linh hoạt, tăng cường kết nối với bên ngoài.

Tuy nhiên, khi đại dịch qua đi, du lịch được phục hồi, các bảo tàng sẽ cần điều chỉnh các chương trình và hoạt động để thu hút khách du lịch quay trở lại. Nhưng có một điểm chắc chắn rằng, từ việc bán vé, khách đến thăm quan cho đến thiết kế không gian triển lãm đều ít nhiều sẽ có thay đổi bởi ảnh hưởng từ đại dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOP